Lược sử Hệ_thống_nhóm_máu_ABO

Xét nghiệm máu minh hoạ. Ba giọt máu được trộn với huyết thanh chống B (trái) và chống A (phải). Sự kết tụ ở phía bên phải cho thấy nhóm máu là A.
  • Nhóm máu ABO được phát hiện và xác nhận rõ đầu tiên rõ nhờ bác sĩ người Áo là Karl Landsteiner (Kac Lan-xơ-tê-nơ) ở Viện Giải phẫu bệnh lý của Đại học Viên (nay là Đại học Y khoa Vienna thuộc Áo). Năm 1900, ông phát hiện ra rằng một số mẫu máu của người mà trộn với nhau in vitro (trong ống nghiệm) sẽ biến đổi khác hẳn, thậm chí khi quan sát dưới kính hiển vi sẽ thấy hồng cầu dính với nhau. Điều này giải thích vì sao nhiều thày thuốc đã từng lấy máu của người này truyền cho người khác để cứu chữa thì lại làm cho người cần cứu bị chết (xem hình).
  • Các nghiên cứu tiếp theo của ông xác định có ít nhất ba loại máu khác nhau ở người mà ông gọi là loại máu A, B và C. Ông cũng giải thích rằng hồng cầu (RBC) và huyết thanh chứa chúng có liên quan đến nhau rất chặt chẽ. Nếu ở hồng cầu có "dấu hiệu"(sau này gọi là kháng nguyên) không phù hợp với "dấu hiệu"(sau này gọi là kháng thể) trong huyết thanh, thì sẽ bị kết dính với nhau, vón thành "cục". Ông gọi đó là A và B, còn nếu không có thì gọi là C.
  • Năm 1910, Ludwik Hirszfeld và Emil Freiherr von Dungern đề xuất kí hiệu 0 (số không) hay O thay cho nhóm C, bởi do từ tiếng Đức thì "Ohne" nghĩa là "không có". Sau đó, nhóm AB được Sturli và von Decastello phát hiện là nhóm máu có cả "dấu hiệu" A và B.[4], [5]
  • Từ đó, tên gọi nhóm máu ABO (tên ghép của 3 kí hiệu trên) ra đời và tồn tại đến ngày nay.

Tuy hiện nay, người ta đã phát hiện ở người có gần 40 hệ thống nhóm máu khác nhau, nhưng hệ thống ABO là quan trọng bậc nhất khi thực hiện truyền máu ở người.